Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Gần 44 tỉ đồng để phát triển rau an toàn ở TP.HCM

Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm rau sạch, an toàn là rất lớn… Vì vậy, TP xác định tiếp tục chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi, từ đó nâng cao nhận thức, hành vi của người sản xuất, chế biến và tiêu dùng, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.


Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, vừa ký quyết định phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020”.
Nâng cao sản lượng, diện tích sản xuất rau sạch, an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân TP.HCM

Tổng kinh phí thực hiện chương trình gần 60 tỉ đồng; trong đó vốn ngân sách gần 44 tỉ đồng, vốn đối ứng của dân trên 16 tỉ đồng.
TP.HCM hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486 ha; diện tích gieo trồng rau an toàn ước đạt 15.800 ha, sản lượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm.
Trong số này, ngành nông nghiệp đã chứng nhận VietGAP cho 721 tổ chức, cá nhân sản xuất với tổng diện tích 448 ha, sản lượng ước đạt trên 47.000 tấn/năm. Theo đánh giá của UBND TP, phát triển rau an toàn của TP trong 5 năm qua chưa đạt mục tiêu đề ra; việc xây dựng thương hiệu sản phẩm còn hạn chế, giá thu mua rau theo tiêu chuẩn VietGAP không khác biệt nên chưa tạo động lực cho người sản xuất đầu tư phát triển.
Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm rau sạch, an toàn là rất lớn… Vì vậy, TP xác định tiếp tục chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, tạo mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi, từ đó nâng cao nhận thức, hành vi của người sản xuất, chế biến và tiêu dùng, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.
Phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ ha/năm, trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP. Trên 90% rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ thông qua hợp đồng; hình thành 1 - 2 vùng rau ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập gắn với phát triển nông thôn mới.

Cách 'Săn' cổ phiếu rẻ cuối năm


 Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính VN, phân tích giá CP lên hay xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, quan hệ cung cầu... Tuy nhiên, thị trường hiện nay chủ yếu là những NĐT “đánh ngắn”. Mà “đánh ngắn” đa phần mua bán theo tâm lý. “Đôi khi NĐT chỉ mua CP giá rẻ, dù nếu phân tích ra, những công ty này hoạt động kinh doanh chưa hẳn đã tốt. Hoặc lại vội vàng bán đi những CP mà doanh nghiệp vẫn làm ăn ổn định khi thị trường suy giảm. Tâm lý của các NĐT cá nhân trong nước vẫn là yếu tố quyết định trong mua bán CP khá nhiều”, ông Hải nói.

Những phiên giao dịch chứng khoán cuối năm Ất Mùi diễn ra trong không khí trầm lắng khiến nhiều cổ phiếu liên tục giảm giá. Đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư “săn” cổ phiếu rẻ.
Nhiều nhà đầu tư chỉ mua bán cổ phiếu theo tâm lý - Ảnh: D.Đ.M


Theo ghi nhận của Thanh Niên, hiện có gần một nửa cổ phiếu (CP) đang giao dịch có giá dưới 10.000 đồng, thậm chí không ít CP có giá chưa tới 1.000 đồng.
Không mua nổi ly trà đá



Chỉ được kinh doanh chứng khoán phái sinh khi không bị lỗ
Hôm qua 1.2, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố dự thảo Nghị định quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh chứng khoán để lấy ý kiến các thành viên thị trường. Theo đó, các công ty chứng khoán chỉ được kinh doanh chứng khoán phái sinh khi không có lỗ trong hai năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng trước khi nộp hồ sơ và đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định. Đồng thời báo cáo tài chính của năm gần nhất đã được kiểm toán soát xét không có ngoại trừ hoặc lưu ý. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán muốn cung cấp dịch vụ ký quỹ, giao dịch trong ngày cho khách hàng cũng phải không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ theo báo cáo tài chính năm gần nhất; tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu không vượt quá 3 lần và có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán... Thời gian lấy ý kiến kéo dài đến ngày 1.4.    
M.Phương

Tính đến hết phiên giao dịch của tháng 1.2016, có 269 CP giá dưới 10.000 đồng, chiếm 40% tổng số CP trên cả hai sàn. Đặc biệt trong số đó, 104 CP có giá dưới 5.000 đồng/CP. Thậm chí, có những CP giá chưa tới 1.000 đồng, không mua nổi một ly trà đá vỉa hè.
Đơn cử, CP của CTCP khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) có giá 800 đồng; CTCP đầu tư khoáng sản Tây Bắc (KTB) giá 800 đồng; CTCP thủy hải sản Việt Nhật (VNH) cùng CTCP Thuận Thảo (GTT) và CTCP luyện kim Phú Thịnh (PTK) cùng có giá 900 đồng... Nguyên nhân khiến giá những CP này rẻ như vậy là kết quả kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, đa số các CP này vẫn có giá trị sổ sách cao hơn thị giá hàng chục lần. Như KSS đang có giá trị sổ sách gần 12.000 đồng; PTK hơn 10.000 đồng, GTT hơn 4.000 đồng...
Cũng có những CP dù rớt dưới mệnh giá lại không hề bị thua lỗ như CTCP đầu tư FIT giá 7.700 đồng trong khi giá trị sổ sách gần 11.500 đồng. Tương tự, CTCP vận tải xăng dầu VIPCO mới đây cũng điều chỉnh tăng chỉ tiêu về lợi nhuận năm 2015 từ 40,2 tỉ đồng lên 42,5 tỉ đồng nhưng giá CP chỉ 8.900 đồng, bằng một nửa so với giá trị sổ sách; Công ty cổ phần tư vấn - thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) có lợi nhuận sau thuế cả năm 2015 đạt 655 tỉ đồng, gấp 11 lần kết quả thực hiện năm 2014 và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra nhưng CP hiện giá chỉ 5.300 đồng...
Trong điều kiện bình thường, giá CP sẽ được giao dịch ngang bằng hoặc cao hơn giá trị sổ sách. Do vậy việc có nhiều CP có giá trị sổ sách cao, kinh doanh có lãi nhưng vẫn bị giảm giá là điều khá ngạc nhiên. Tổng giám đốc Công ty đầu tư FIT cho rằng dù giá CP lên hay xuống tùy thuộc vào thị trường, quan hệ cung cầu. Những ngày gần đây, thị trường sụt giảm mạnh và với sự sụt giảm đó, áp lực bán ra của nhà đầu tư (NĐT) càng khiến giá CP giảm mạnh hơn. Vì vậy, đó là sự giảm giá quá đà khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tốt, đạt mức tăng trưởng cao và hoàn thành kế hoạch năm 2015 đã đề ra.
Lướt sóng cổ phiếu giá thấp
Cũng vì thực tế trên, một số CP giá thấp vẫn được giao dịch sôi động trên thị trường. Chẳng hạn khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên của KSS đạt 164.670 CP; GTT đạt 97.840 CP; VNH có hơn 31.000 CP/phiên...
Một chuyên viên môi giới cho biết một số NĐT vẫn giao dịch các CP có giá thấp để đón đầu cơ hội hồi phục trở lại. Bởi dù thua lỗ nhưng giá trị sổ sách của nhiều CP vẫn cao hơn gấp nhiều lần so với thị giá hiện tại.
Bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền, Trưởng phòng Phân tích Công ty chứng khoán Maybank - Kimeng VN, nhận định: “Đa số những CP có giá dưới 5.000 đồng đều có những vấn đề riêng như bị thua lỗ kéo dài, báo cáo tài chính không minh bạch, bị các sở giao dịch cảnh cáo do chậm công bố thông tin... Nhưng vẫn có những NĐT mua vào để chờ cơ hội giá tăng trở lại. Đây là những NĐT chấp nhận rủi ro cao hoặc có kỳ vọng lớn vào việc thị trường tăng mạnh cũng sẽ kéo theo CP tăng giá”.
 Còn theo Báo cáo chiến lược 2016 của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), P/E (thị giá/thu nhập mỗi CP) hiện tại của thị trường chứng khoán VN đang ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua (từ 2011 - 2015). Dù vậy, thị trường chứng khoán sẽ khó có sự bứt phá do những bất ổn liên quan đến Trung Quốc và việc Mỹ tăng lãi suất khiến cho NĐT nước ngoài hạn chế giải ngân vào các CP vốn hóa lớn đang niêm yết.
 Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính VN, phân tích giá CP lên hay xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, quan hệ cung cầu... Tuy nhiên, thị trường hiện nay chủ yếu là những NĐT “đánh ngắn”. Mà “đánh ngắn” đa phần mua bán theo tâm lý. “Đôi khi NĐT chỉ mua CP giá rẻ, dù nếu phân tích ra, những công ty này hoạt động kinh doanh chưa hẳn đã tốt. Hoặc lại vội vàng bán đi những CP mà doanh nghiệp vẫn làm ăn ổn định khi thị trường suy giảm. Tâm lý của các NĐT cá nhân trong nước vẫn là yếu tố quyết định trong mua bán CP khá nhiều”, ông Hải nói.
 Đánh giá vấn đề này, giám đốc tài chính của một quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng tỷ lệ các CP dưới mệnh giá chiếm đến 40% thị trường là một trong những lý do khiến huy động vốn trên sàn không có sự đột phá, dẫn đến vốn của hầu hết doanh nghiệp cũng như nền kinh tế chủ yếu phải đi vay ngân hàng. “Lẽ ra khi niêm yết trên sàn, doanh nghiệp kêu gọi cổ đông tham gia để huy động vốn, chứ không phải dựa phần lớn vào ngân hàng. Nhưng CP giá rẻ hơn mớ rau, làm sao có thể lấy được niềm tin của cổ đông và NĐT?”, ông đặt vấn đề và cho rằng, CP giảm giá có nhiều lý do, nhưng nếu có quá nhiều CP giảm giá sâu như vậy, cơ quan chức năng cần phải có một cuộc rà soát lại hàng hóa trên thị trường và nhanh chóng bổ sung thêm hàng hóa có chất lượng, tăng niềm tin cho NĐT.

Nhiều doanh nghiệp quay lại hình thức kinh doanh nhà giá rẻ

Ông Lê Phúc Hưng, Phó tổng thường trực Công ty HTG, cho biết hiện nay chính sách nhà ở cho người trẻ gần như bị bỏ quên, trong khi nhu cầu về nhà ở của đối tượng này là rất lớn và bức thiết. Vì vậy, cần có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, quỹ đất, tiền sử dụng đất thông thoáng hơn mới mong thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia để giải quyết bài toán an cư cho dân nghèo đô thị, công nhân.

Năm 2015 là năm của căn hộ cao cấp nhưng bước sang năm 2016, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại phân khúc nhà giá rẻ, cho thuê nhằm đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng ít tiền.
Hiện nay Bình Dương đã đầu tư hàng chục ngàn căn hộ chỉ từ 150 triệu đồng/căn - Ảnh: Đình Sơn
Nhà thuê giá 1,5 triệu đồng/tháng
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết trong năm 2016 công ty sẽ tung ra dự án căn hộ cho thuê diện tích khoảng 20 m2 ở Q.Bình Tân, TP.HCM, với mức giá thuê khoảng 1,5 triệu đồng/tháng/căn.
Căn hộ đầy đủ chỗ nghỉ ngơi, bếp ăn, nhà vệ sinh, ban công đón gió, bảo vệ 24/7 và cả khu để xe riêng. Mức giá thuê trên đã bao gồm tiền nhà và phí quản lý, khách chỉ phải trả thêm tiền điện, nước, giữ xe theo giá quy định của nhà nước.
Đối với hộ gia đình, số người tối thiểu được phép cư ngụ là 3 thành viên (bố, mẹ và một con nhỏ) trong khi nếu là khách ở ghép không được vượt quá 2 người mỗi căn. Dự án chung cư mini cho thuê được công ty ông đầu tư bài bản, dự kiến tháng 7.2016 sẽ bàn giao 175 căn.
Sau đó, Công ty Lê Thành sẽ khởi công 1.860 căn hộ diện tích 20 m2, trên diện tích đất 2 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỉ đồng. Công ty của ông Nghĩa dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng khoảng 6.000 nhà cho thuê diện tích khoảng 20 m2, với giá thuê dao động từ 1,5 triệu đồng/căn/tháng.
Theo tính toán, sau 15 năm công ty sẽ thu hồi vốn và sau đó mỗi tháng công ty này sẽ thu về khoảng 10 tỉ đồng tiền lợi nhuận. “Nếu tính bài toán kinh tế thì đem tiền và đất làm việc khác có thể thu lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng với cách làm này sẽ thu lợi nhuận an toàn và tạo điều kiện cho những người không có tiền mua nhà, đang ở nhà trọ tồi tàn có một chỗ ở khang trang hơn”, ông Nghĩa cho hay.
Ngoài Lê Thành, Công ty HTG trong năm 2016 cũng tung tổ hợp căn hộ tiện ích Amazing City (H.Bình Chánh, TP.HCM), với khoảng 2.000 căn hộ diện tích bình quân khoảng 40 m2, giá bán khoảng 400 triệu đồng/căn.
Dự án này nằm sát bên khu công nghiệp Lê Minh Xuân, nên đối tượng nhắm đến là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp này và những người trẻ, sinh viên mới ra trường. Hiện hạ tầng khu dự án này đang ráo riết thi công để kịp xây dựng và mở bán trong năm 2016.
Chủ một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tại khu Tây TP.HCM cũng tiết lộ qua năm 2016 sẽ “bắt chước” mô hình làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Bình Dương. Theo đó, công ty này dành khoảng hơn 10 ha đất để xây các căn hộ diện tích nhỏ khoảng hơn 30 m2 với đầy đủ chức năng là phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh... Giá bán dự kiến khoảng 400 triệu đồng/căn hộ. Khách hàng còn được trả góp không lãi suất.
Cần nhiều cơ chế ưu đãi
Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, hiện TP.HCM có khoảng 10 triệu dân, trong đó dân nhập cư, công nhân, người nghèo đô thị rất lớn. Nhưng hiện nay các dự án nhà ở xã hội, nhà cho thuê, nhà giá rẻ do nhà nước bỏ vốn đầu tư rất ít, chỉ đáp ứng một lượng nhỏ cho đối tượng là cán bộ, công chức.
Ông Lê Phúc Hưng, Phó tổng thường trực Công ty HTG, cho biết hiện nay chính sách nhà ở cho người trẻ gần như bị bỏ quên, trong khi nhu cầu về nhà ở của đối tượng này là rất lớn và bức thiết. Vì vậy, cần có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, quỹ đất, tiền sử dụng đất thông thoáng hơn mới mong thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia để giải quyết bài toán an cư cho dân nghèo đô thị, công nhân.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu kiến nghị nhà nước nên cho doanh nghiệp thực hiện loại dự án nhà ở thương mại cho thuê giá rẻ (khoảng từ 1,5 - 3 triệu đồng/tháng) được tạm hoãn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong vòng đời của dự án (do luật Đất đai đã quy định không miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các dự án nhà ở thương mại), giảm thuế VAT còn 5%, thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10%, được cấp tín dụng ưu đãi... thì doanh nghiệp còn có thể giảm giá cho thuê, giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp. “Hiện nay, tại TP.HCM nhu cầu loại nhà này rất lớn nhưng vì lợi nhuận hạn chế nên ít doanh nghiệp tham gia, nếu được những ưu đãi trên sẽ có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng hy sinh một phần quyền lợi để tham gia đầu tư nhà ở cho thuê, nhà giá rẻ”, ông Châu cho hay.

Chứng khoán có nhiều ẩn số

Dù cho rằng có nhiều trở lực, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng VN cũng đưa ra dự báo TTCK VN vẫn có khả năng tăng khá trong năm nay. Đó là nhờ việc ổn định và hồi phục của nền kinh tế VN với kỳ vọng GDP tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 6,4 - 6,6%; P/E (chỉ số giá trên thu nhập cổ phiếu) dự phóng 2016 của VN ở mức 12 lần - mức thấp nhất trong khu vực... Dựa trên các đánh giá triển vọng đó, báo cáo đưa ra xác suất 80% chỉ số VN-Index sẽ bảo vệ thành công vùng hỗ trợ 515 - 527 điểm và tiệm cận vùng giá 620 - 650 điểm trong năm nay, tương ứng với mức tăng từ 7 - 12%.


Hầu hết các dự báo đều cho thấy thị trường chứng khoán đang chịu rất nhiều tác động từ thị trường thế giới, song không phải không có những yếu tố tích cực để các nhà đầu tư kỳ vọng.
Thị trường chứng khoán được kỳ vọng vẫn tăng trưởng khá - Ảnh: Ngọc Thắng

Tác động khó lường từ thế giới
Trong Báo cáo chiến lược năm 2016 với tiêu đề “Năm của thách thức”, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng VN nhận định thị trường chứng khoán (TTCK) dự kiến sẽ là một năm nhiều thú vị nhưng cũng nhiều ẩn số và việc kiểm soát rất khó khăn do hầu hết ảnh hưởng từ thế giới. Trong đó, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thị trường toàn cầu được xem là ẩn số rủi ro lớn nhất có khả năng tác động đến triển vọng trong năm 2016. Giá dầu cũng là một ẩn số không nhỏ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực dầu khí tại VN - nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa khá lớn trên TTCK. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa trên thế giới cũng như chính sách điều hành tỷ giá tiếp tục là những biến số đáng lưu tâm...
Tương tự, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN nhận định kinh tế VN tiếp tục bước vào chu kỳ tăng trưởng tốt, tạo nền tảng cho TTCK trong năm 2016. Dù vậy, triển vọng thị trường không được đánh giá cao khi trong năm sẽ xuất hiện các yếu tố không thuận lợi từ thị trường thế giới. Đó là các ẩn số về biến động tỷ giá, lãi suất và dòng tiền đầu tư chứng khoán không có dấu hiệu tăng trưởng, khiến dòng vốn có thể chảy sang một số kênh đầu tư khác có mức độ an toàn hơn.


Chứng khoán nhiều ẩn số - ảnh 1
Bên cạnh phương án đầu tư vào những ngành, cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và dự báo có tăng trưởng cao hơn trung bình, nhà đầu tư nên lựa chọn những phương án đầu tư khác như nhóm cổ phiếu có cổ tức ổn định, thoái vốn nhà nước, quỹ mở...
Chứng khoán nhiều ẩn số - ảnh 2



Đồng quan điểm, Công ty chứng khoán Sài Gòn cho rằng TTCK năm 2016 sẽ có không ít thách thức. Thứ nhất là dòng lưu chuyển vốn toàn cầu đang không thuận lợi cho các thị trường mới nổi, trong đó có VN. Thứ hai, TTCK phải cạnh tranh mạnh hơn với những kênh đầu tư khác trong khi nguồn cung lại tăng nhanh. Các rủi ro vĩ mô cũng sẽ là những biến số có tác động lớn đến thị trường. Do đó, bên cạnh phương án đầu tư vào những ngành, cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và dự báo có tăng trưởng cao hơn trung bình, nhà đầu tư nên lựa chọn những phương án đầu tư khác như nhóm cổ phiếu có cổ tức ổn định, thoái vốn nhà nước, quỹ mở...
Kỳ vọng kinh tế trong nước
Dù cho rằng có nhiều trở lực, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng VN cũng đưa ra dự báo TTCK VN vẫn có khả năng tăng khá trong năm nay. Đó là nhờ việc ổn định và hồi phục của nền kinh tế VN với kỳ vọng GDP tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 6,4 - 6,6%; P/E (chỉ số giá trên thu nhập cổ phiếu) dự phóng 2016 của VN ở mức 12 lần - mức thấp nhất trong khu vực... Dựa trên các đánh giá triển vọng đó, báo cáo đưa ra xác suất 80% chỉ số VN-Index sẽ bảo vệ thành công vùng hỗ trợ 515 - 527 điểm và tiệm cận vùng giá 620 - 650 điểm trong năm nay, tương ứng với mức tăng từ 7 - 12%.
Công ty chứng khoán Bản Việt đưa ra 2 kịch bản cho thị trường. Kịch bản thứ nhất có xác suất 70% chỉ số VN-Index giữ được mức hỗ trợ 530 điểm và tiến về mức kháng cự 640 điểm. Kịch bản thứ hai với xác suất 30% chỉ số VN-Index giảm dưới vùng giá 530 điểm và xác nhận mô hình vai - đầu - vai với mức mục tiêu ở mức thấp 460 điểm. Qua các kịch bản trên, công ty này kỳ vọng thị trường sẽ có kịch bản tích cực trong 6 tháng đầu năm 2016 và mức 640 điểm có thể là mức cao nhất của chỉ số VN-Index. Trong khi đó, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN dự báo VN-Index sau khi sụt giảm vào tháng 1 sẽ phục hồi dao động tăng giảm trong xu hướng tăng điểm đến hết tháng 8, giảm lại vào cuối năm 2016.

Đất ở khu công nghiệp sẽ nóng

Theo các chuyên gia BĐS, điều tuyệt vời khi Hiệp định TPP mang lại là sẽ giúp tăng uy tín của VN. Đồng thời xuất hiện một nhu cầu lớn hơn cho việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng trên toàn quốc. Hệ thống đường sá, cảng và các dịch vụ cũng sẽ được đầu tư xây dựng để giúp kết nối các phân khúc, lĩnh vực trong thị trường BĐS được tốt hơn. “Sẽ có rất nhiều cơ hội dành cho chủ đầu tư địa ốc trong mọi mảng thị trường, và họ cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực lao động, công tác chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng suất cũng như tuân thủ luật pháp để đón đầu các cơ hội vàng này”, ông Marc Townsend cho hay.


Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là sẽ “kích hoạt” thị trường bất động sản khi nhu cầu thuê nhà xưởng, văn phòng, mặt bằng bán lẻ, căn hộ dịch vụ, nhà ở... được hưởng lợi lớn từ hiệp định này.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Ảnh: Hoàng Tuấn

Nhà máy, kho xưởng hưởng lợi
Theo Công ty CBRE VN, sau hiệp định này các công ty Mỹ sẽ tăng hoạt động sản xuất tại VN và tái nhập khẩu các sản phẩm của VN nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc. Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến những khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc. Không những vậy, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển nhà máy, nguồn vốn từ các nước ngoài Hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang VN để hưởng mức thuế cực thấp. Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy. Ngoài ra, nguồn vốn từ các nền kinh tế không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp định cũng sẽ “chảy” mạnh vào VN. Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung còn hạn chế sẽ khiến giá đất công nghiệp có thể tăng, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển của các công ty nước ngoài thành lập tại VN sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế. Nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán cũng sẽ tăng cao hơn. “Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài mua nhà ở VN kể từ ngày 1.7.2015 nên nhiều khách hàng nước ngoài sẽ sở hữu một căn hộ tại VN thay vì đi thuê. Tóm lại, Hiệp định TPP chắc chắn sẽ là một cú hích quý giá cho nền kinh tế xuất khẩu tập trung của VN nói chung và thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng”, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE VN phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, lãnh đạo Công ty nghiên cứu thị trường Savills VN, cũng cho rằng TPP sẽ giúp một số phân khúc BĐS như: hậu cần (nhà xưởng, kho bãi), văn phòng, mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ cho thuê đón nhận nhiều chuyển biến khả quan. Trước mắt nhu cầu tìm mặt bằng sản xuất, đặt trụ sở, bán buôn của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ tăng lên. Kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài, của người dân cũng sẽ tăng mạnh.
Cạnh tranh khốc liệt
Các chuyên gia khuyến cáo, TPP chắc chắn cũng tác động đến hầu hết các phân khúc của thị trường BĐS từ phân khúc nhà ở, BĐS khu công nghiệp, bán lẻ, văn phòng... Các nhà đầu tư sẽ tích cực tìm kiếm quỹ đất, cơ hội đầu tư trong thời gian tới. Nhất là phân khúc mặt bằng bán lẻ khi một số mặt hàng bán lẻ, đặc biệt là những loại được nhập khẩu, nhờ TPP sẽ được miễn hoặc giảm thuế nên có giá rẻ hơn, kích thích sức mua tăng lên. Nhu cầu mua sắm và các hạng mục liên quan khác mà người lao động nước ngoài và người dân trong nước với thu nhập tăng lên, đòi hỏi một thị trường bán lẻ ở trình độ cao hơn. Do đó, ông Jonathan Tizzard cảnh báo, TPP cũng đặt ra cho các nhà bán lẻ trong nước một thách thức “tồn tại hay là chết”. Các nhà bán lẻ trong nước không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải nỗ lực lớn mạnh để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài từ lâu đã xem VN là một thị trường hấp dẫn, với hơn 90 triệu khách hàng tiềm năng.
Theo các chuyên gia BĐS, điều tuyệt vời khi Hiệp định TPP mang lại là sẽ giúp tăng uy tín của VN. Đồng thời xuất hiện một nhu cầu lớn hơn cho việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng trên toàn quốc. Hệ thống đường sá, cảng và các dịch vụ cũng sẽ được đầu tư xây dựng để giúp kết nối các phân khúc, lĩnh vực trong thị trường BĐS được tốt hơn. “Sẽ có rất nhiều cơ hội dành cho chủ đầu tư địa ốc trong mọi mảng thị trường, và họ cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực lao động, công tác chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, nâng cao năng suất cũng như tuân thủ luật pháp để đón đầu các cơ hội vàng này”, ông Marc Townsend cho hay.
Các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp VN cần phải chuyên nghiệp hơn trong việc phát triển dự án, bán sản phẩm để có thể đón nhận các dòng vốn ngoại. Thậm chí, những doanh nghiệp có các lợi thế khác nhau về vốn, quỹ đất, bán hàng... có thể bắt tay, liên kết lại để “đương đầu” với các nhà đầu tư ngoại vốn “mạnh về gạo, bạo về tiền” và có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các phân khúc của thị trường BĐS.

'Rẽ trái' sang làm nông:Anh kỹ sư công nghệ thông tin làm giàu từ... cây chuối

Do trồng chuối cấy mô cho thu nhập cao, mới đây, anh Đạt quyết định mở rộng thêm 5 công đất ruộng nữa. “Trước đây, nông dân xem chuối là cây trồng phụ với mục đích “lấy ngắn nuôi dài” nên không chú trọng đầu tư. Với việc trồng chuối chuyên canh, quản lý có hệ thống từ giống, chăm sóc, quản lý sâu bệnh và thu hoạch thì hiệu quả nâng lên rõ rệt. Điều quan trọng nữa là khi trồng với diện tích và sản lượng lớn thì khâu tiêu thụ có nhiều ưu thế hơn trồng nhỏ lẻ”, anh Đạt cho biết thêm.


Là kỹ sư công nghệ thông tin, nhưng anh Lê Quốc Đạt ở tỉnh Vĩnh Long đã quyết định rẽ sang nghề nông và thành công với mô hình trồng chuối cấy mô, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Đạt (trái) phấn khởi vì trồng chuối được thương lái đến tận vườn thu hoạch với giá cao /// Ảnh: Thanh Đức

Anh Đạt (35 tuổi, ngụ ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, H.Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, sau khi có trong tay tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin, anh ở lại TP.HCM làm việc cũng được gần 10 năm. Ở TP tuy có nhiều cơ hội nhưng anh nghĩ nếu chỉ làm công ăn lương thì khó giàu lên được. Trong khi đó, gia đình có sẵn ruộng đất, tại sao mình không làm chủ trên mảnh đất của mình để có cơ hội làm giàu chân chính. "Sau thời gian tính toán lợi ích kinh tế từ các loại cây trái ở vùng ĐBSCL, tôi quyết định trồng chuối cấy mô vì nó vừa dễ chăm sóc vừa cho lợi nhuận kinh tế cao”, anh Đạt nói.
Nghĩ là làm, đầu năm 2015, anh Đạt quyết định chuyển 10 công đất ruộng của gia đình để trồng chuối. Có số tiền dành dụm khi đi làm ở TP.HCM, anh bỏ ra 40 triệu đồng mua 2.000 cây chuối con về trồng (20.000 đồng/cây). Nhờ nền đất mới, chịu khó chăm sóc nên chỉ 4 - 5 tháng sau, chuối đã lớn nhanh và cho ra buồng trong niềm vui của gia đình và sự ngỡ ngàng của người dân địa phương. “Lúc đầu tiên tôi mua chuối con thì công ty ký hợp đồng bao tiêu cho mình 3.000 đồng/kg. Nhưng qua thương lượng, nếu giá thị trường cao hơn thì mình có quyền bán cho thương lái khác nên khỏi sợ lo bị ế, hay giá rẻ. Chuối của gia đình thu hoạch 3 vụ nhưng giá lúc nào cũng cao hơn 6.000 đồng/kg. Khỏe nhất là tới đợt cắt chuối thì các thương lái tranh giành đến hỏi mua. Họ vào tận vườn cắt và cân, mình chỉ ngồi đó xem rồi lấy tiền”, anh Đạt nói.
Anh Đạt cho biết chuối rất dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Chuối chỉ trồng 1 lần mà được hưởng lợi, thu hoạch đến 3 - 4 lần kế tiếp. Để thu hoạch chuối cho năng suất cao, anh Đạt trồng 200 cây chuối/công đất. Khi trổ buồng, thu hoạch thấp nhất 50 kg/buồng với giá trung bình 6.000 đồng/kg. Như vậy mỗi công 200 cây sẽ cho ra khoảng 60 triệu đồng/công. Trừ chi phí 10 triệu đồng còn lời 50 triệu đồng/công. Trung bình trồng 2 năm sẽ thu hoạch được 3 vụ. Ngoài ra, anh Đạt còn bán gần 2.000 cây chuối con cho bà con ở địa phương trồng xen canh trong vườn, giá mỗi cây 10.000 đồng cũng thu về 20 triệu đồng.
Tìm hiểu những ứng dụng của công nghệ thông tin trong nông nghiệp và qua những kiến thức đã học, anh Đạt đưa hệ thống phun tưới tự động vào trong chính vườn chuối của mình. Ngoài ra, anh còn chế tạo được chiếc máy vừa cắt được cỏ voi vừa cắt được chuối cây để làm thức ăn cho hàng chục con vịt xiêm và 6 con bò nái của gia đình.
Do trồng chuối cấy mô cho thu nhập cao, mới đây, anh Đạt quyết định mở rộng thêm 5 công đất ruộng nữa. “Trước đây, nông dân xem chuối là cây trồng phụ với mục đích “lấy ngắn nuôi dài” nên không chú trọng đầu tư. Với việc trồng chuối chuyên canh, quản lý có hệ thống từ giống, chăm sóc, quản lý sâu bệnh và thu hoạch thì hiệu quả nâng lên rõ rệt. Điều quan trọng nữa là khi trồng với diện tích và sản lượng lớn thì khâu tiêu thụ có nhiều ưu thế hơn trồng nhỏ lẻ”, anh Đạt cho biết thêm.
Bà con có nhu cầu về trồng chuối cấy mô, có thể liên hệ với anh Lê Quốc Đạt qua số điện thoại: 0988344611.

‘Rẽ trái’ sang nghề làm nông: Tiến sĩ quản trị kinh doanh làm nông nghiệp công nghệ cao

Ông Mai Hữu Tín chia sẻ: "Trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Unigroup tin rằng khi có cách làm phù hợp thì nông nghiệp VN sẽ tạo ra những sản phẩm cạnh tranh được với khu vực và thế giới. Việc ứng dụng công nghệ phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sức cạnh tranh đó. Do vậy Unigroup chọn hướng đi này". Theo ông, có rất nhiều công nghệ khác nhau có thể ứng dụng trong nông nghiệp. Tùy thổ nhưỡng, khí hậu, loại cây trồng, khả năng của người lao động, ta có thể cân nhắc các công nghệ phù hợp. Đương nhiên với công nghệ mới hoặc chưa từng được ứng dụng tại VN thì việc đào tạo người là quan trọng. “Cá nhân cũng không có kiến thức sâu về nông nghiệp, nhưng Unigroup có các đối tác, nhà quản lý chuyên nghề mà chúng tôi đầu tư. Đến giờ này chúng tôi có thể tự hào nói rằng trong một vài sản phẩm nông nghiệp cụ thể thì nhân sự về quản trị và kỹ thuật của chúng tôi đã đạt chuẩn quốc tế” - ông Tín nói.


'Người làm kinh doanh nếu thấy khả năng sinh lợi thì chắc chắn phải đầu tư' - TS Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Unigroup (U&I), đã khẳng định như vậy khi quyết định đưa U&I đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, sản xuất, bất động sản... rẽ thêm lối mới vào nông nghiệp công nghệ cao, với thương hiệu Unifarm.
Dưa lưới trồng trong nhà kính của Unigroup /// Ảnh: Đỗ Trường

Ông Mai Hữu Tín là tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Mỹ vào năm 2004. Về nước, ông mở công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, sản xuất, bất động sản... Đến năm 2009, Công ty CP nông nghiệp Unifarm (trực thuộc Unigroup) do ông sáng lập, chính thức đầu tư vào Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (xã An Thái, H.Phú Giáo, Bình Dương) với diện tích trên 400 ha, chuyên trồng các loại rau củ quả, trái cây... và là nông trại đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Một trong những loại cây được chọn trồng tại nông trại là dưa lưới. Loại dưa này từ 2010 trở về trước ở VN hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Unifarm bắt đầu xây dựng nhà kính theo công nghệ của Israel, trồng dưa lưới để thay thế sản phẩm nhập khẩu. Những năm đầu, mỗi héc ta nhà kính phải nhập khẩu từ Israel trị giá lên đến 7 tỉ đồng. Những năm sau, Unifarm tự sản xuất được nhà kính thay thế sản phẩm nhập khẩu với giá chỉ 4 tỉ đồng. Đến nay, Unifarm đã trồng được trên 6 ha dưa lưới cho thu hoạch trung bình hơn 100 tấn/ha/năm, doanh thu đạt 3 tỉ đồng/ha/năm.
Một loại cây trồng khác là chuối, với hơn 250 ha giống nhập từ Philippines và chuối già VN, cho thu hoạch với sản lượng 100 tấn/ngày (vào thời điểm thu hoạch rộ), doanh thu đạt từ 150 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, nông trại Unifarm còn có hàng trăm héc ta cây trái có múi như chanh, bưởi, cam, quýt... cho thu hoạch ban đầu với doanh thu 1,5 tỉ đồng/ha/năm. Theo dự kiến của Unifarm, từ năm 2016 trở đi, doanh thu bán sản phẩm trên 1 ha đã trồng cây trái sẽ đạt trung bình 2,64 tỉ đồng/năm và tăng từ 5 - 10% vào các năm kế tiếp. Các sản phẩm của Unifarm có mặt ở khắp các siêu thị trong cả nước.
Với khẩu hiệu "Thực phẩm an toàn vì cuộc sống", Unifarm là nông trại đầu tiên tại Bình Dương đạt chứng nhận GlobalGap và cũng là nông trại đầu tiên trong cả nước đạt chứng chỉ GlobalGap cho các sản phẩm dưa (dưa lưới, dưa hoàng kim, dưa tú thanh). Trong tương lai, Unifarm tiếp tục đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao tại H.Dầu Tiếng (Bình Dương) có diện tích từ 1.000 - 2.000 ha.
Ông Mai Hữu Tín chia sẻ: "Trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Unigroup tin rằng khi có cách làm phù hợp thì nông nghiệp VN sẽ tạo ra những sản phẩm cạnh tranh được với khu vực và thế giới. Việc ứng dụng công nghệ phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sức cạnh tranh đó. Do vậy Unigroup chọn hướng đi này". Theo ông, có rất nhiều công nghệ khác nhau có thể ứng dụng trong nông nghiệp. Tùy thổ nhưỡng, khí hậu, loại cây trồng, khả năng của người lao động, ta có thể cân nhắc các công nghệ phù hợp. Đương nhiên với công nghệ mới hoặc chưa từng được ứng dụng tại VN thì việc đào tạo người là quan trọng. “Cá nhân cũng không có kiến thức sâu về nông nghiệp, nhưng Unigroup có các đối tác, nhà quản lý chuyên nghề mà chúng tôi đầu tư. Đến giờ này chúng tôi có thể tự hào nói rằng trong một vài sản phẩm nông nghiệp cụ thể thì nhân sự về quản trị và kỹ thuật của chúng tôi đã đạt chuẩn quốc tế” - ông Tín nói.
Sau hơn 6 năm đầu tư và phát triển, đến nay Unifarm đã thực hiện lấp đầy canh tác trên diện tích hơn 411 ha đất tại khu nông nghiệp An Thái. Hệ thống tưới tiêu trong khu nông nghiệp đều được tự động hóa phù hợp với từng loại cây trồng. Cụ thể như dưa lưới được sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Cây chuối được tưới nước bằng hệ thống tưới ngược từ dưới đất lên. Các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi... được tưới bằng hệ thống phun sương, công nghệ của Đài Loan. "Hiện nông nghiệp đang có tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động của Unigroup. Nhưng chúng tôi xác định đây là lĩnh vực sẽ được ưu tiên đầu tư mở rộng nhiều hơn nữa trong thời gian gần. Chúng tôi nhìn thấy những cơ hội rất lớn trong lĩnh vực này” - ông Tín đúc kết.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Khởi nghiệp bằng nghề nuôi rắn ráo trâu


Mong muốn xây dựng nó trở thành một làng nghề mới, Nguyễn Ngọc Quyết đi tiên phong vận động thành lập Hợp tác xã Quyết Tâm, tập hợp các hộ nông dân nuôi rắn. Trong đó, Quyết chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, bao tiêu toàn bộ rắn ráo trâu thương phẩm của các hội viên. Còn trang trại của Quyết vừa nuôi rắn thương phẩm vừa cung cấp rắn giống và hỗ trợ quy trình kỹ thuật, chăn nuôi.

Nghề nuôi rắn ráo trâu mang lại cho Nguyễn Ngọc Quyết doanh thu tiền tỉ mỗi năm và giúp người nông dân xã Minh Phú, H.Sóc Sơn, Hà Nội có nghề mới, thu nhập cao.


Nguyễn Ngọc Quyết dành nhiều tâm huyết để phát triển nghề nuôi rắn ráo trâu
 /// Ảnh: T.Ngọc

Quyết (32 tuổi) đã được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của và vinh danh thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.
Bỏ việc lương cao về quê nuôi rắn
Gần 10 năm khởi nghiệp với nghề nuôi rắn ráo trâu, Nguyễn Ngọc Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Quyết Tâm, đang có trong tay trang trại nuôi rắn trị giá hàng tỉ đồng.
Trước khi đến với nghề này, Quyết là “dân” lái máy xúc được đào tạo bài bản tại một trường cao đẳng ở Vĩnh Phúc. Nhớ lại những ngày mới tốt nghiệp, thợ lái máy xúc là nghề thời thượng. Gần như ai ra trường đều có việc làm ngay, riêng Quyết được doanh nghiệp tiếp nhận với mức lương cao. “Tôi nhớ khi đó lương khởi điểm của nhiều đồng nghiệp thợ máy cơ khí là 1,8 - 2,5 triệu đồng/tháng thì lương tháng đầu tiên của tôi đã hơn 5 triệu đồng”, Quyết kể. Công việc thu nhập cao nhưng Quyết lại phải rong ruổi khắp nơi theo các công trình, dự án, ít có dịp về gần gia đình. Ở quê nhà, Quyết là hình mẫu ly hương thành công khi có việc làm thu nhập cao.
Nhưng một lần nhìn lại tương lai nghề nghiệp, Quyết trăn trở: “Nếu cứ chấp nhận đi làm thuê, dù lương cao nhưng khi sức khỏe giảm sút, mình trắng tay thôi. Nghĩ vậy nên tôi đầu tư học nghề nuôi rắn”.
Trong số nhiều loại rắn được nuôi làm nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh và làm thực phẩm, Quyết chọn con rắn ráo trâu vì thịt có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi và an toàn khi nọc rắn không chứa độc tố nguy hiểm đến tính mạng con người.
Khởi nghiệp với nghề này từ năm 2007, những năm đầu tiên Quyết “dính” nhiều thất bại. Chưa có nhiều kinh nghiệm, đàn rắn bị sụt giảm khi có hiện tượng cắn xé, nuốt chửng lẫn nhau. Thất bại mà Quyết nhớ nhất ở nghề này là khi nuôi rắn sinh sản. Đầu tư hàng chục triệu đồng chọn mua rắn cái nuôi, nhưng nuôi mãi không thấy đẻ trứng. Quyết nghi ngờ đưa đi kiểm tra thì ngã ngửa khi biết bị tiểu thương đánh tráo lừa bán cả đàn rắn toàn giống đực.
Nuôi rắn bằng thịt gà
Sau nhiều lần thiệt hại, Quyết rút kinh nghiệm sáng tạo quy trình nuôi rắn khác với cách nuôi truyền thống. Anh cho biết thức ăn chủ yếu dùng trong nghề nuôi rắn là chuột, cóc, nhái còn sống. Khi cho ăn chỉ cần thả vào chuồng, con mồi này di chuyển rắn lập tức đớp mồi. Nhưng ở nhiều thời điểm trong năm, nguồn thức ăn này rất khan hiếm, giá cao làm đội chi phí chăn nuôi. Nếu làm theo cách truyền thống, người nuôi rất khó nâng đàn rắn lên quy mô lớn. Đam mê với nghề này, mỗi lần cho rắn ăn Quyết quan sát và nghiên cứu rất tỉ mỉ. Ý tưởng về nguồn thức ăn mới nảy sinh khi chứng kiến rắn trưởng thành bắt, nuốt cả gà con. “Rắn ăn thịt gà nhưng mua cả con thì chi phí rất tốn kém. Tôi tìm đến cơ sở giết mổ gia cầm thu mua các loại chân, cánh, cổ gà thải loại mang về chế biến. Phụ thuộc vào trọng lượng, kích thước của rắn, thức ăn được cắt nhỏ thành thanh thỏi cho vừa miếng. Khi đặt khay vào chuồng, rắn theo thói quen tìm đến nơi có mùi tanh để nuốt thức ăn”, Quyết nói.
Sau khi chế biến thành công loại thức ăn mới, Quyết liên tục mở rộng quy mô đầu tư, nâng số lượng rắn chăn nuôi tại trang trại. Hiện mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường từ 2.500 - 3.000 con rắn thương phẩm và hàng nghìn rắn giống với tổng doanh thu tiền tỉ. Hạch toán chi phí, Quyết thu lãi từ 500 - 700 triệu đồng/năm.
Ở xã Minh Phú (H.Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Ngọc Quyết là người đầu tiên nuôi rắn ráo trâu làm thương phẩm. Qua gần 10 năm nay, xã thuần nông này đã có hơn 80 hộ nông dân học nghề theo Quyết chăn nuôi rắn thương phẩm. Theo thời giá hiện tại, rắn thương phẩm xuất chuồng có giá 570.000 đồng/kg và 130.000 đồng/quả trứng rắn sinh sản. Nhiều hộ thuần nông trước đây ở Minh Phú nay có thêm nghề nuôi rắn ráo trâu thương phẩm có lãi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Mong muốn xây dựng nó trở thành một làng nghề mới, Nguyễn Ngọc Quyết đi tiên phong vận động thành lập Hợp tác xã Quyết Tâm, tập hợp các hộ nông dân nuôi rắn. Trong đó, Quyết chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, bao tiêu toàn bộ rắn ráo trâu thương phẩm của các hội viên. Còn trang trại của Quyết vừa nuôi rắn thương phẩm vừa cung cấp rắn giống và hỗ trợ quy trình kỹ thuật, chăn nuôi.
“Thị trường chính tiêu thụ rắn ráo trâu là các nhà hàng đặc sản tại Hà Nội và các thành phố lớn hoặc xuất bán qua Trung Quốc. Rắn nuôi đến đâu bán hết đến đấy nên nghề này vẫn còn nhiều cơ hội giúp người dân làm giàu”, Quyết nhận định.

Bất động sản chiếm 60% tổng số tài sản toàn cầu

Bà Yolande Barnes, Trưởng bộ phận Nghiên cứu toàn cầu Savills, cho biết giá trị BĐS toàn cầu đạt gần 1/3 tổng giá trị vốn và nợ toàn cầu. BĐS là loại hình tài sản đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các điều kiện tiền tệ và hoạt động đầu tư toàn cầu, nhưng đổi lại, nó có tác động nhiều nhất tới tình hình kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.

Giá trị BĐS toàn cầu trong năm 2015 (với 75% là BĐS nhà ở) đạt mức cao gấp 2,7 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tương đương chiếm khoảng 60% tổng lượng tài sản của thế giới.
Bất động sản chiếm 60% tổng tài sản toàn cầuNgày 2.2, Công ty Savills đã công bố báo cáo về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) toàn cầu cho thấy, BĐS đã đi vào khai thác trên toàn cầu trong năm 2015 có tổng giá trị lên tới 217 nghìn tỉ USD bao gồm các BĐS thương mại, nhà ở cũng như đất nông - lâm nghiệp.
Giá trị BĐS toàn cầu trong năm 2015 (với 75% là BĐS nhà ở) đạt mức cao gấp 2,7 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tương đương chiếm khoảng 60% tổng lượng tài sản của thế giới. Tổng giá trị của tất cả số lượng vàng khai thác trên toàn thế giới đạt khoảng 6 nghìn tỉ USD, một lượng rất nhỏ khi so sánh với tổng giá trị BĐS, với tỷ lệ 36:1.
Bà Yolande Barnes, Trưởng bộ phận Nghiên cứu toàn cầu Savills, cho biết giá trị BĐS toàn cầu đạt gần 1/3 tổng giá trị vốn và nợ toàn cầu. BĐS là loại hình tài sản đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các điều kiện tiền tệ và hoạt động đầu tư toàn cầu, nhưng đổi lại, nó có tác động nhiều nhất tới tình hình kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Theo Savills, thành phần quan trọng nhất và lớn nhất đóng góp vào giá trị BĐS toàn cầu chính là nhà ở, với tổng giá trị đạt 162 nghìn tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc chiếm gần một phần tư tổng giá trị BĐS khi dân số nước này gần bằng một phần năm dân số trên thế giới.

Cơn ‘Sóng lạ’ trên thị trường vàng

 Là người trực tiếp kinh doanh vàng, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết giá vàng nhiều năm qua liên tục giảm nên nhu cầu mua vàng đầu tư rất yếu. Với mức tăng vừa qua, giá vàng đã kích thích nhu cầu của thị trường và giá được hỗ trợ từ lực cầu này.


Cơn “sóng lạ” và bất ngờ trên thị trường vàng khiến nhiều nhà đầu tư cũng như người dân tiếc nuối vì đã bỏ qua cơ hội lướt sóng nhiều năm mới có.

Các đơn vị kinh doanh chuẩn bị vàng cho ngày vía Thần tài - Ảnh: Ngọc Thạch

Sau phiên tăng nóng gần 1,5 triệu đồng/lượng ngày 13.2 (mùng 6 tết), hôm qua giá vàng miếng SJC bất ngờ quay đầu giảm mạnh 620.000 đồng/lượng đến 1 triệu đồng/lượng. Giá mua - giá bán vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC còn 33,38 - 33,73 triệu đồng/lượng; Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji còn 33,5 - 33,7 triệu đồng/lượng; Sacombank còn 33,5 - 33,65 triệu đồng/lượng; Eximbank còn 33,48 - 33,63 triệu đồng/lượng...


‘Sóng lạ’ trên thị trường vàng - ảnh 1
Ngay cả giới kinh doanh vàng cũng không thể ngờ được đợt sóng vàng vừa qua. Với mức giá đỉnh 1.263 USD/ounce thiết lập cách đây vài phiên, so với đầu năm 2016, vàng đã tăng khoảng 190 USD/ounce. Đây là một con sóng khá mạnh kể từ nhiều năm trở lại đây. Không những mạnh mà còn lạ bởi các loại hàng hóa đều giảm, chỉ có vàng là tăng giá
‘Sóng lạ’ trên thị trường vàng - ảnh 2

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN

Giá vàng thế giới ngày 15.2 giảm 28 USD/ounce, còn 1.210 USD/ounce sau khi tăng đạt đỉnh ở mức 1.263 USD/ounce vào tuần trước. Với mức này, giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng thế giới khoảng 1,1 triệu đồng/lượng. So với thời điểm trước khi nghỉ tết, giá vàng thế giới cao hơn khoảng 90 USD/ounce và giá vàng miếng SJC cao hơn 600.000 - 700.000 đồng/lượng.
Nhiều người "hụt" sóng
Anh Thành, ngụ tại Q.7, TP.HCM - người đã mua 3 lượng vàng trước kỳ nghỉ tết “tiếc hùi hụi” khi chưa kịp bán ở phiên trước. "Bù qua sớt lại thì vẫn lãi 600.000 - 700.0000 đồng/lượng nhưng nếu bán luôn phiên trước thì đã lãi nhiều hơn", anh nói. Nhiều người cũng tỏ ý tiếc nuối khi vuột mất cơ hội “lướt sóng”.
Một chuyên gia vàng lý giải, giá trong nước biến động mạnh trong mấy phiên vừa qua là vì những ngày thị trường nội địa nghỉ Tết Nguyên đán, vàng thế giới đã tăng ngoạn mục tới gần 6% chỉ trong vòng 1 tuần - mức tăng mạnh nhất được ghi nhận kể từ năm 2011.
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng: “Ngay cả giới kinh doanh vàng cũng không thể ngờ được đợt sóng vàng vừa qua. Với mức giá đỉnh 1.263 USD/ounce thiết lập cách đây vài phiên, so với đầu năm 2016, vàng đã tăng khoảng 190 USD/ounce. Đây là một con sóng khá mạnh kể từ nhiều năm trở lại đây. Không những mạnh mà còn lạ bởi các loại hàng hóa đều giảm, chỉ có vàng là tăng giá”. Dù vậy, ông Hải vẫn cho rằng trú ẩn vào vàng ở thời điểm hiện tại cũng chưa hẳn là kênh an toàn vì chưa ai nói trước được xu hướng của vàng lúc này.
Giới kinh doanh vàng trong nước cũng tỏ ra rất thận trọng với những biến động giá vàng gần đây. Vì vậy, giá bán luôn được để khá cao, giá mua thấp. Khoảng cách giá mua - bán ở các công ty vàng được kéo giãn, có nơi lên tới trên 500.000 đồng/lượng.



Giới kinh doanh vàng dự báo lực cầu vàng sẽ tăng mạnh trong ngày vía Thần tài (mùng 10 âm lịch). Các năm trước, ngày vía Thần tài cũng là thời điểm giá vàng trong nước "nhảy" loạn xạ khi người dân ùn ùn kéo nhau đi mua vàng cầu may. Năm nay, các đơn vị kinh doanh vàng trong nước đã lên kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm phục vụ ngày Thần tài. Sau khi vàng miếng loại 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ gần như ngưng sản xuất, các đơn vị kinh doanh chuyển sang sản xuất đồng tiền xu, hình ông Thần tài, vàng hình con khỉ (năm Bính Thân), Tôn Ngộ Không, mặt dây chuyền, vàng nhẫn trơn... Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC đã sản xuất 200.000 sản phẩm các loại (tăng gấp 3 lần so với năm 2015) phục vụ bán sỉ và lẻ; Tập đoàn DOJI đã tung ra thị trường 10.000 sản phẩm...

Theo chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, hiện đồng USD vẫn còn mạnh, trong khi sản xuất đang trên đà phục hồi, nên đầu tư vào vàng chưa phải là hấp dẫn trong năm nay.
Lực cầu cứu giá
Lý giải nguyên nhân giá vàng thế giới tăng mạnh, chuyên gia Phan Dũng Khánh phân tích, khoảng 1 tháng trước dòng tiền ở các kênh đầu tư chứng khoán, ngoại tệ, đất đai trên thế giới bị rút ra, một phần đổ vào trái phiếu Mỹ, đồng France Thụy Sĩ, đồng yen Nhật và sau đó đổ mạnh vào vàng. Hầu hết các quỹ đầu tư vàng trên thế giới cũng gia tăng lượng vàng nắm giữ, như Quỹ đầu tư SPDR tăng lượng vàng nắm giữ gần 10%. Dòng tiền vào lớn này đã khiến giá vàng thế giới biến động, tăng cả trăm USD/ounce trong vòng 1 tuần qua. Rất nhiều hợp đồng bán khống đã chuyển sang hợp đồng mua. Việc giá vàng vượt qua mốc 1.200 USD/ounce cũng khiến nhiều phân tích nghiêng về dự báo giá vàng sẽ còn tăng nữa và hướng đến mốc 1.500 USD/ounce trong năm nay. “Tuy nhiên, điều này phụ thuộc lớn vào dòng tiền, nếu dòng tiền tiếp tục bị rút ra khỏi các kênh đầu tư khác và đổ vào vàng, giá vàng sẽ được hỗ trợ. Nắm giữ vàng trong vòng 1 năm sẽ gặt hái được lợi nhuận”, ông Khánh nói.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải lưu ý yếu tố bất ngờ trên thị trường vàng có thể sẽ đến từ Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc hiện nay không được sáng sủa cho lắm khi xuất khẩu thu hẹp, GDP giảm, dự trữ ngoại tệ 1 năm cũng giảm mạnh... có thể dẫn đến việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ để hỗ trợ cho xuất khẩu. Khi đó, khả năng người dân Trung Quốc tìm đến ngoại tệ khác và vàng.
Là người trực tiếp kinh doanh vàng, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết giá vàng nhiều năm qua liên tục giảm nên nhu cầu mua vàng đầu tư rất yếu. Với mức tăng vừa qua, giá vàng đã kích thích nhu cầu của thị trường và giá được hỗ trợ từ lực cầu này.
Thận trọng hơn, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng giá vàng có triển vọng khởi sắc trong năm nay, nhưng mức tăng sẽ không mạnh đến mốc 1.500 USD/ounce vì động lực tăng giá không có gì mới, đặc biệt là lạm phát trên toàn cầu đang ở mức thấp. Riêng giá vàng trong nước có thể tăng nhưng không thể cao, nhất là trong bối cảnh thị trường nằm trong sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời giá trong nước và giá thế giới chưa liên thông nhau hoàn toàn. Giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo đà tăng thế giới nhưng khoảng cách giá còn lớn.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Anh sửa xe máy trở thành triệu phú

Nhưng trời không phụ công người, sẵn có nghề trong tay, anh mở tiệm bán xe máy. Tiệm rất đắt hàng, xe bán không kịp. Được đà, từ khu nhà có sẵn trong chợ, anh Tuấn mở thêm một siêu thị mini bán đủ các loại hàng tạp hóa, gia dụng. Siêu thị này đắt khách bậc nhất ở khu vực biên giới. Ngoài siêu thị, anh còn có xe chở hàng đi bỏ sỉ khắp nơi.


Từ hai bàn tay trắng sau ngày xuất ngũ, anh Nguyễn Tuấn ở xã biên giới Ia Krái, H.Ia Grai (Gia Lai) đã tự xây dựng nên cơ nghiệp sau không ít lần 'lên thác xuống ghềnh'.
Anh Nguyễn Tuấn từ tay trắng tạo cho mình cơ nghiệp - Ảnh: Trần Hiếu

Anh thợ sửa xe máy Nguyễn Tuấn ở vùng quê nghèo H.Triệu Phong (Quảng Trị) lên đường nhập ngũ, đóng quân nơi miền đất lạ với anh: Lữ đoàn pháo binh 40, Quân đoàn 3 ở Gia Lai. Tây nguyên, miền đất ngỡ như thoáng qua trong cuộc đời quân ngũ hóa ra lại là nơi anh mưu sinh, lập nghiệp.
Khởi nghiệp với chiếc ba lô và đồ nghề sửa xe
Anh Tuấn kể: “Nhà đông anh em, đến 6 người, lại không có điều kiện theo học nên đến lớp 9 phải ở nhà phụ ba mẹ kiếm sống. Lúc đó nghề sửa xe máy đang thịnh, vậy là mình đi học. Họ học nhiều năm mới ra nghề, mình học mới hơn 2 năm đã vững, bắt đầu mở làm riêng. Có lệnh nhập ngũ, vậy là đi. Năm 1994 thì xuất ngũ. Trở về quê được gần một năm, quay lại với nghề sửa xe máy, xe đạp nhưng làm ăn ngày càng khó. Có bà con ở xã Ia Krái về quê rủ rỉ “nghề sửa xe máy trong đây còn chưa nhiều, có thể kiếm sống được. Có gan có chí thì đi”. Anh quyết định: “Xách ba lô và đồ nghề sửa xe máy, mình lên Ia Krái khởi nghiệp”.
Thuê một căn nhà ọp ẹp của người dân, anh Tuấn bày đồ, hành nghề sửa xe đạp, xe máy. Lúc đầu chỉ lác đác vài khách, đủ qua ngày đạm bạc. Nhưng có điều khó là tiếng của anh khác ở vùng này. Nhiều khi anh nói người dân không nghe được, phải nói chậm hoặc nhiều lần họ mới hiểu. Đặc biệt gặp khách người bản địa, họ không hiểu, chỉ cười.
Tiệm xe máy của anh Tuấn sửa uy tín, chất lượng. Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân khi xe bị hư đã lặn lội từ làng xa đưa đến cho “ông thợ trọ trẹ”. Rồi anh mở bán thêm hàng gia dụng và phụ tùng xe. Sau 4 năm, anh Tuấn mua được nhà và an tâm định cư trên vùng đất mới, lập gia đình.
Làm “gã khùng” nơi biên viễn

Năm 2010, anh Tuấn khiến mọi người choáng váng và ngạc nhiên khi tuyên bố xin đất, tự bỏ tiền túi ra xây chợ. “Lúc đó mình cứ nghĩ người dân xã này buôn bán dọc đường theo kiểu tự phát, nguy hiểm đến tính mạng, mất an toàn giao thông, buôn bán manh mún và nhiều lý do khác. Tất nhiên, làm chợ thì phải nghĩ đến thu tiền. Nhưng mình tính sẽ không thu của dân nhiều, một sạp hàng chỉ vài trăm ngàn. Có một ít vốn trong tay, mình vay thêm ngân hàng 2 tỉ đồng, huy động thêm vài tỉ từ người dân bên ngoài nữa để xây nên khu chợ gần 7 tỉ đồng”, anh Tuấn kể.
Nhiều người bảo anh Tuấn “khùng” khi liều bỏ ra cả đống của để xây chợ. Chỉ trong một năm, khu chợ rộng hơn 3.000 m2 với khu nhà lồng thoáng đãng và hàng loạt ki ốt cùng nhiều công trình phụ trợ khác trên khu đất rộng gần 1 ha đã hoàn thành. Chợ có vị trí thuận lợi nhưng do thói quen, người dân không muốn vào chợ dù được chính quyền động viên, khuyến khích. Anh Tuấn một phen hoảng vì tiền tỉ lỡ đầu tư, lấy tiền đâu trả lãi và gốc cho ngân hàng, rồi tiền vay bên ngoài nữa?
Nhưng trời không phụ công người, sẵn có nghề trong tay, anh mở tiệm bán xe máy. Tiệm rất đắt hàng, xe bán không kịp. Được đà, từ khu nhà có sẵn trong chợ, anh Tuấn mở thêm một siêu thị mini bán đủ các loại hàng tạp hóa, gia dụng. Siêu thị này đắt khách bậc nhất ở khu vực biên giới. Ngoài siêu thị, anh còn có xe chở hàng đi bỏ sỉ khắp nơi.
Mới đây, anh còn ký hợp đồng giao miễn phí khu nhà lồng của chợ cho UBND xã Ia Krái trong thời gian 2 năm để đưa dân vào buôn bán. Anh nói đó là cách mình làm cho dân hiểu thiện ý và cũng là sự tri ân của anh đối với vùng đất này. Ông Dương Mah Tiệp, Chủ tịch UBND H.Ia Grai, nói: “Chính quyền luôn khuyến khích những việc như anh Tuấn làm. Anh Tuấn cũng góp phần trong phong trào nông thôn mới của xã, của huyện. Ngay từ khi anh Tuấn có ý tưởng thuê đất để xây chợ, chúng tôi đã luôn ủng hộ. Chúng tôi đang nghĩ cách vận động người dân vào họp chợ trong khu chợ của anh Tuấn, vừa hợp vệ sinh lại đảm bảo an toàn giao thông. Việc làm của anh Tuấn đáng được tuyên dương vì đã nghĩ cho cộng đồng. Người dân cần ủng hộ anh ấy”.

Tăng thu nhập cao nhờ nuôi heo theo quy trình khép kín

Anh Bảo cho biết muốn nuôi heo thịt hiệu quả, đạt lợi nhuận cao trước hết không mua giống trôi nổi, cần phải lựa chọn con giống tốt, khỏe mạnh từ các hộ dân tự gây nuôi hoặc các trại heo giống có uy tín. Khi nuôi với quy mô lớn cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc tốt đàn heo. Đặc biệt phải tiêm phòng vắc xin định kỳ đầy đủ nhằm chủ động phòng ngừa các loại bệnh heo hay mắc phải, nhất là phòng bệnh heo tai xanh và lở mồm long móng. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi hợp lý theo điều kiện thời tiết. Tránh trường hợp để chuồng trại chăn nuôi ẩm thấp, heo bị muỗi đốt, mưa ngập dễ phát sinh mầm bệnh.


Nhờ áp dụng thành công mô hình chăn nuôi heo khép kín mà anh Trần Quốc Bảo (38 tuổi, ngụ ấp Mỹ Trinh, xã Hưng Phú, H.Phước Long, Bạc Liêu) đạt mức thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng.
Anh Trần Quốc Bảo có nguồn thu nhập trên 600 triệu đồng/năm nhờ nuôi heo - Ảnh: Trần Thanh Phong

Khởi nghiệp bằng nghề nuôi heo
Sinh ra trong một gia đình nghèo, nguồn thu của gia đình chủ yếu dựa vào cây lúa, nên anh Bảo và người thân chẳng ai khá giàu. Bản thân anh, từ nhỏ đã “mê” nghề chăn nuôi heo, bởi theo lý giải của anh, nuôi heo không nặng nhọc như làm lúa nhưng lời khá cao. Chính vì vậy, sau khi lập gia đình, anh Bảo tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh để triển khai nuôi heo thịt. Lúc này, anh đã vay mượn thêm một ít tiền xây chuồng trại rồi chính thức khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi heo.
Theo anh Bảo, ban đầu gia đình anh chỉ nuôi nhỏ lẻ vài con heo thịt theo hình thức kinh tế hộ. Sau khi xuất chuồng lứa heo đầu tiên, thấy hiệu quả mang lại khá, anh tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi gia súc và học hỏi kinh nghiệm thông qua sách báo, anh quyết định đầu tư áp dụng mô hình nuôi heo theo quy trình khép kín. “Lúc đó khoảng năm 2010, tôi tiến hành xây dựng thêm nhiều chuồng trại nuôi heo nái để giống. Khi heo sinh sản, tôi tiếp tục gây nuôi thành heo thương phẩm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân heo thải ra, tôi xây dựng hầm khí biogas để tận dụng khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vừa hạn chế dịch bệnh có thể gây hại cho đàn heo. Ngoài ra, tôi còn tận dụng ao xung quanh để thả nhiều loại cá đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”, anh Bảo cho biết.
Từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay trong chuồng của gia đình anh Bảo lúc nào cũng có trên 100 con heo thịt, 50 con heo nái và cả trăm con heo con. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi cộng thêm kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm mà đàn heo của gia đình anh Bảo luôn tăng trưởng, phát triển tốt. Ngoài ra, anh Bảo còn cung cấp heo giống cho nhiều hộ chăn nuôi ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi… Những thành công đó đã tạo động lực để anh Bảo tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cũng như kinh doanh thêm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Những kinh nghiệm quý

Theo anh Bảo, trong quá trình nuôi heo, anh cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt từ năm 2002 - 2003, khi dịch bệnh heo tai xanh hoành hành tại ĐBSCL. Lúc này, nhiều hộ phải ôm nợ vì heo nuôi mắc bệnh chết hàng loạt, giá heo thịt trên thị trường cũng đồng loạt sụt giảm thê thảm. “Có thời điểm đàn heo của tôi chết hết nhưng do nuôi số lượng nhỏ nên thiệt hại không đáng kể. Sau vụ nuôi heo bị mất trắng, tôi quyết tâm học hỏi thêm kinh nghiệm, tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh trên đàn heo để gây nuôi lại đợt mới”, anh Bảo nói.
Anh Bảo cho biết muốn nuôi heo thịt hiệu quả, đạt lợi nhuận cao trước hết không mua giống trôi nổi, cần phải lựa chọn con giống tốt, khỏe mạnh từ các hộ dân tự gây nuôi hoặc các trại heo giống có uy tín. Khi nuôi với quy mô lớn cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc tốt đàn heo. Đặc biệt phải tiêm phòng vắc xin định kỳ đầy đủ nhằm chủ động phòng ngừa các loại bệnh heo hay mắc phải, nhất là phòng bệnh heo tai xanh và lở mồm long móng. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi hợp lý theo điều kiện thời tiết. Tránh trường hợp để chuồng trại chăn nuôi ẩm thấp, heo bị muỗi đốt, mưa ngập dễ phát sinh mầm bệnh.
Hiện nay, mô hình nuôi heo theo quy trình chăn nuôi khép kín giúp gia đình anh Bảo lời trên 600 triệu đồng mỗi năm từ bán heo giống, heo thịt, đó là chưa kể đến phần lời từ việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Có thể nói, nhờ tính chuyên cần, không ngại khó mà kinh tế gia đình của anh Bảo nay đã khá giả. Anh được xem là một điển hình tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vượt khó của thanh niên nông thôn. Trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Hưng Phú đã khuyến khích người dân học hỏi, áp dụng mô hình chăn nuôi heo theo quy trình khép kín như của anh Bảo để nâng cao thu nhập.

Ông tỉ phú cá chép giòn miền tây

Ông Dũng cho biết sau khi trừ các khoản chi phí về giống, thức ăn, khâu chăm sóc và một số chi phí khác thì mỗi ký cá có thể thu lợi nhuận từ 50 - 60 ngàn đồng. Mỗi năm ông có thể thu lợi nhuận từ 2,5 - 3 tỉ đồng từ nguồn thu cá chép giòn.

Khi nghề nuôi cá tra không còn nắm giữ vị trí độc tôn vì giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định thì một số nông dân chọn hướng đi mới nhằm giải quyết khó khăn, đa dạng nguồn thủy sản cung ứng cho thị trường.

Tỉ phú cá chép giòn miền tây - ảnh 1
Ông Dũng chăm sóc đàn cá chép giòn giống - Ảnh: Chí Nghĩa
Tiên phong trong mô hình nuôi cá chép giòn đặc sản phục vụ thực khách tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn đã giúp ông Lê Văn Dũng ngụ ấp Phú Thạnh A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu về cho mình khoảng 3 tỉ đồng mỗi năm.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Dũng luôn năng động, chịu khó trong việc tìm tòi, phát hiện và nuôi thử nghiệm các loại cá mới như cá chép giòn, cá chấm giòn, cá nheo, cá lăng nha, cá điêu hồng, cá chiên..
Ông Dũng cho biết khi phong trào nuôi cá tra phát triển gần đến đỉnh điểm, dự báo được tình hình sẽ gặp khó khăn vì cung vượt cầu nên ông chủ động tìm đối tượng nuôi mới là cá điêu hồng. Lúc này, giống cá điêu hồng được nhập từ Đài Loan, sau 4 - 5 tháng nuôi là cho thu hoạch. Cá thương phẩm lúc mới xuất hiện trên thị trường, được các nhà hàng, quán ăn đặc sản ở TP.HCM ưa chuộng nên giá khá cao. Sau đó, ông Dũng tiếp tục thả nuôi nhiều loại đối tượng thủy sản khác nhau như cá bống tượng, cá lăng nha, thác lác cườm, trạch lấu…
"Thị trường trong nước rất tiềm năng và đặc biệt cần phải nắm bắt được thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng nên việc thay đổi các loại cá đặc sản đã giúp chú nhanh chóng thành công", ông Dũng chia sẻ.
Tỉ phú cá chép giòn miền tây - ảnh 2
Thu hoạch cá chép giòn thương phẩm
Năm 2012 trong một lần tình cờ đi học hỏi kinh nghiệm và tìm nguồn cá mới tại tỉnh Hải Dương, ông Dũng đã tìm đến cá chép giòn. Đây là một loại cá theo ông đánh giá sẽ rất tiềm năng tại miền Nam vì thời tiết thuận lợi, giá lại cao nên ông đã thả nuôi thử nghiệm 5.000 con giống.
Cá chép giòn có thời gian sinh trưởng khoảng 8 tháng. Giai đoạn 5 tháng đầu, cá được cho ăn bằng các loại thức ăn công nghiệp. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg/con sẽ bắt đầu cho ăn đậu tằm đến khi thu hoạch. Đậu tằm là loại giàu chất đạm, giàu tinh bột và ít chất béo nên sẽ giúp thịt cá dai và có độ giòn, ăn rất ngon.
Ông Dũng cho biết thêm: “Cá chép giòn có nhiều ưu điểm như dễ nuôi, so với các loại cá khác ít dịch bệnh hơn và đặc biệt sức tăng trưởng nhanh, hiệu quả tốt, giá thành cao nên thu lợi thuận khá”.
Theo thống kê bình quân mỗi tháng gia đình ông Dũng xuất bán ra thị trường trên 5 tấn cá chép giòn nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Hiện tại ông đang sở hữu 15 bè cá. Mỗi năm có thể xuất hơn 60 tấn cá chép giòn cho các thị trường như TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai....
Ông Lâm Hoàng Anh, thương lái tại Cần Thơ cho biết: “Hiện tại công ty thu mua cá chép giòn sau đó về nhập cho các nhà hàng ở Cần Thơ. Cá chép giòn hiện đang được du khách tại các nhà hàng ưu chuộng vì chất lượng cá sạch, thịt thơm ngon giá từ 400 - 500 ngàn đồng/kg sau khi chế biến thành món ăn”.
Tỉ phú cá chép giòn miền tây - ảnh 3
Cá chép giòn có giá từ 400 - 500 ngàn đồng/kg tại các nhà hàng
So với cá tra, điêu hồng, cá rô phi thương phẩm thì nuôi cá chép giòn phục vụ thị trường nội địa ở nhà hàng, khách sạn lớn thì hiệu quả rất cao. Trong khi cá tra hiện có giá bán từ 27 - 30 ngàn đồng/kg, cá điêu hồng từ 32 - 35 ngàn đồng/kg... thì cá chép giòn được thương lái xuống tận vùng nuôi thu mua với giá từ 180 - 200 ngàn đồng/kg, cao gấp nhiều lần.
Ông Dũng cho biết sau khi trừ các khoản chi phí về giống, thức ăn, khâu chăm sóc và một số chi phí khác thì mỗi ký cá có thể thu lợi nhuận từ 50 - 60 ngàn đồng. Mỗi năm ông có thể thu lợi nhuận từ 2,5 - 3 tỉ đồng từ nguồn thu cá chép giòn.
Thời gian tới ông Dũng cho biết sẽ tiếp tục nhân nuôi cá chép giòn giống với hơn 100 cặp con giống giá từ 3 - 5 triệu đồng/con (kích cỡ từ 6 - 10 kg/con) để tiếp tục mở rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật để nông dân có thể làm giàu, phát triển kinh tế.